Phân biệt cách âm và tiêu âm

Phân biệt cách âm và tiêu âm

Cùng vật liệu Cách âm cách nhiệt cao su xốp ATATA tiếp tục nghiên cứu về khái niệm cơ bạn của xử lý âm học, bài viết này sẽ tìm hiểu về khái niệm cách âm.

Cách âm là gì?

Khi âm thanh lan truyền qua giữa hai không gian, năng lượng âm sẽ truyền trực tiếp xuyên qua cấu kiện ngăn chia, và truyền gián tiếp xuyên qua các kết cấu xung quanh. Âm thanh gián tiếp có thể được tiếp nhận, được nghe ở phòng bên qua hơn rất nhiều đường so với âm thanh trực tiếp. Các vị trí khe nối giữa các bức tường, sàn, trần, cửa sổ, các hệ thống thông gió/ điều hòa, cửa đi, trần treo… chính là những đường chính dẫn cho âm thanh gián tiếp truyền xuyên qua.

Cách âm là một khái niệm mô tả sự giảm của âm thanh truyền qua giữa hai không gian riêng biệt bởi cấu kiện ngăn chia. Về mặt lý thuyết, vấn đề cách âm cho công trình cần phải được quan tâm trên cả hai phương diện: âm truyền từ bên trong công trình và âm truyền từ bên ngoài công trình.

Ở bài trước chúng tôi  đã đề cập tiêu âm là biến âm thanh ù ù trong một phòng nghe trở nên rõ ràng và chắc chắn, làm biến mất những âm thanh dội lại, tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn cho phòng hát, phòng thu. Như vậy, cách âm hoàn toàn khác với tiêu âm. Muốn để người trong phòng không nghe thấy những âm thanh từ môi trường bên ngoài, cũng như để âm thanh trong phòng không lọt ra bên ngoài, ta phải thi công cách âm cho căn phòng đó.

Phân biệt vật liệu cách âm và vật liệu tiêu âm.

 

Vật liệu chặn sự truyền đi của âm thanh tạo ra môi trường yên tĩnh gọi là vật liệu cách âm. Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel (dB) giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu.
Chúng ta có thể hiểu rằng: Vật liệu hút âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh phản xạ, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh phản xạ. Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh xuyên qua. Vât liệu hút âm cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, do đó nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có các lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định.

 

Ngược lại, vật liệu cách âm lại đòi hỏi giảm năng lượng âm thanh xuyên qua và ngăn chặn sự truyền âm. Vật liệu cách âm phải chắc, tỉ trọng cao. Ví dụ như tấm thép, gang, gạch ngói, kính. Yêu cầu với vật liệu cách âm là vật liệu chắc chắn không có lỗ, có trọng lượng lớn. Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp, cùng nhau phát huy hiệu quả chống tạp âm.

Trong thi công cách âm, cách giải quyết triệt để nhất là cần xác định chính xác các phương án cách âm kể từ giai đoạn thiết kế cũng như trong quá trình xây dựng. Điều này có nghĩa rằng từng không gian sống cần phải đảm bảo một mức độ ồn tối đa cho phép. Những biện pháp giải quyết phát sinh về sau sẽ rất tốn kém và kém hiệu quả.

tiêu âmcách âmtieu amcach ambao onbảo ôncách nhiệtcach nhietchống cháycao su chống cháyfoam chống cháybảo ôn chống cháybảo ôn ống đồngbảo ôn điều hòaFoam insulation,

Bài viết liên quan